
Tin mới
AF113 (Màu Trắng) Giấy lọc bụi sơn khô Andreae 2 lớp | 15-07-2022
AF111 (Màu nâu) Andreae Giấy lọc bụi sơn khô 2 lớp | 15-07-2022
Phớt lông cừu 3M 05703 | 09-09-2019
Phớt mút đánh bóng 3M 05725 Perfect-It 8inch | 09-09-2019
Miếng cước nhám 3M 7447 chùi xoong nồi khét | 09-09-2019
Miếng rửa chén 3M chống trầy bảo vệ men sứ | 09-09-2019
Thảm trang trí họa tiết hình tròn 3M | 09-09-2019
Khăn lau chén dĩa nhà bếp tiện dụng 3M | 09-09-2019
Các vấn đề liên quan cần tuân thủ khi lưu trữ Chất thải nguy hại đảm bảo an toàn
Các Quy định bắt buộc cần tuân thủ khi lưu trữ Chất thải nguy hại tại nguồn phát sinh, nơi xử lý
SẢN PHẨM


Gối thấm dầu Spilfyter 25cm x 25cm:
Gối thấm dầu Spilfyter 25cm x 25cm bất kỳ vật trang trí đặt trên mặt đất, bề mặt tường, nơi không bề mặt không đồng đều;
Băng Keo 2 Mặt 3M 1110:
Băng keo 2 mặt 3M 1110 cung cấp độ bám dính cao cho nhiều loại vật liệu, và có thể được loại bỏ với lượng dư tối thiểu trên bề mặt mà không để lại keo.
Băng Keo 1 Mặt 3M 3900 Nhiều Màu:
Băng keo 1 mặt 3M Duct Tape 3900 được sử dụng phổ biến: đánh dấu mã code, đóng gói, định vị, quấn bó, ghép nối, bảo vệ bề mặt trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, đóng tàu, ô tô, đồ gỗ,…
Ghế da chống tĩnh điện có bánh lăn:
Ghế da chống tĩnh điện có bánh lăn chủ yếu là từ các chất liệu nhựa đúc PP, da chống tĩnh điện PU / PVC, vật liệu xốp PU làm bằng giá trị điện trở bề mặt 10E6Ω 10E4Ω ~ 109EΩ.
Thảm cao su chống tĩnh điện cạnh khế chống trượt:
Thảm cao su chống tĩnh điện cạnh khế chống trượt bề mặt có dấu hiệu cảnh báo chống tĩnh điện, khu vực bảo vệ chống tĩnh điện tự nhiên;
Áo phản quang dây:
áo phản quang dây này có thể được sử dụng như một chiếc áo khoác chạy phản chiếu hoặc một chiếc áo khoác phản quang cho xe đạp, hoặc chỉ là một chiếc áo khoác phản quang để đi bộ vào ban đêm.
Giấy lau dùng trong phòng sạch:
Giấy lau dùng trong phòng sạch chống tĩnh điện và tĩnh điện thấp có thể được kiểm soát có hiệu quả .
Xử lý chất thải nguy hại hóa chất thải:
Chất thải hóa học bao gồm các dung môi, axit, kiềm, chất độc hại, hóa chất chụp ảnh, sơn, thủy tinh bị ô nhiễm và tiêu dùng, và các hóa chất trong phòng thí nghiệm mà không còn cần thiết hoặc đã suy giảm.
Dép đi trong phòng sạch:
Dép đi trong phòng sạch điện trở bề mặt dưới ảnh hưởng của hao mòn, phát tán ô nhiễm nhỏ, với chống axit, kiềm, hiệu suất dầu, bền, không trơn trượt, tính chất chống tĩnh điện tốt và lợi thế khác.
Dây đeo gót chân chống tĩnh điện:
Dây đeo gót chân chống tĩnh điện dòng sản phẩm, chip CMOS, bộ vi xử lý, bán dẫn, trình điều khiển đĩa, sản phẩm màn hình LCD, dụng cụ chính xác, phần quang học vv.
Tấm vải thấm hóa chất tràn Spilfyter:
Tấm vải thấm hóa chất tràn Spilfyter linh hoạt và chi phí thấp, có thể được hấp phụ bao gồm hóa chất, bao gồm axit flohydric, nhanh chóng làm giảm tác dụng của các chất có hại gây ra bởi các vấn đề tràn.Giày bảo hộ nhà máy xây dựng:
Giày bảo hộ nhà máy xây dựng được sử dụng thường xuyên ở một số nơi làm việc để chống va đập, cách điện, chống đâm thủng, chống axit và kiềm, chống trượt, chịu nhiệt độ cao, và chống dầu tĩnh.Áo phản quang 3M:
Áo phản quang 3M phản quang phản xạ hai dải phản quang dọc, cường độ phản xạ rất tốt, xử lý hàng tồn kho, giá cả hợp lý, độ bền cao, lưới vải mềm, cảm giác mềm mại, mặc thoải mái…
Găng tay BHLD chống hóa chất:
Găng tay BHLD chống hóa chất tuyệt vời cho xử lý hóa chất, với kháng cao với hầu hết các dung môi, axit nhẹ, dầu và chất béo.Thống kê lượt xem
Tổng truy cập: 1,703,754
Đang online: 23

Lưu giữ chất thải nguy hại như thế nào?
CTNH từ đâu ra?
- Chất thải trong gia đình, hộ dân cư, nơi công cộng... được xem là chất thải sinh hoạt; chất thải phát sinh từ sản xuất công nghiệp, kinh doanh, làng nghề, dịch vụ được gọi là chất thải công nghiệp. Vậy nguồn thải chất thải nguy hại có từ đâu?
- Chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp. Đây là nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu và chiếm hơn 80% khối lượng chất thải nguy hại trong tổng số khối lượng chất thải nguy hại tại TP.HCM như các dung môi, hóa chất, sơn thải, bao bì chứa hóa chất, dầu nhớt thải...
- Chất thải nguy hại còn phát sinh từ các hoạt động y tế, các chất thải này phát sinh từ các chất chứa tác nhân gây bệnh (kim tiêm, ống truyền dịch, bệnh phẩm...); hóa chất thải chứa thành phần nguy hại; các loại dược phẩm gây độc tế bào...
- Chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là từ sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... (chai lọ, thùng nhựa, bao nylon... còn dư, quá hạn).
- Chất thải nguy hại phát sinh từ kinh doanh thương mại và dịch vụ, từ các hàng hóa nhập khẩu có tính chất độc hại, không đạt yêu cầu hoặc hàng hóa tồn lưu đến hết hạn sử dụng, biến đổi chất dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thải cần xử lý.
- Ngoài ra còn có một số nguồn làm phát sinh chất thải nguy hại từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như pin, ắcquy, bóng đèn huỳnh quang, hóa chất khử khuẩn, diệt khuẩn, tẩy rửa...
Lưu giữ chất thải nguy hại như thế nào?
- Do có nguy cơ gây hại và có thể gây độc của chất thải nguy hại (CTNH) đối với môi trường sống và con người là rất lớn nên việc đăng ký quản lý, lưu trữ, bảo quản, xử lý, vận chuyển...
- Luôn phải được xem xét cẩn thận và nghiêm ngặt. Chính vì vậy, nhà nước và cơ quan chức năng đã có những quy định cụ thể về việc này.
Sự cần thiết phải lưu giữ CTNH tại nguồn
- Khi có chất thải nguy hại phát sinh nhưng chưa được chuyển giao đến đơn vị có chức năng xử lý thì chủ nguồn thải phải lưu giữ tạm tại kho bãi của nơi phát sinh chất thải nguy hại (công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất...).
- Việc lưu giữ, tồn trữ nhiều loại chất thải nguy hại là một việc làm cần thiết và việc phân khu lưu giữ góp phần làm tăng tính an toàn của kho lưu giữ, tránh các sự cố có thể xảy ra gây bất lợi đối với môi trường và con người, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế.
Nhà kho lưu trữ chất thải nguy hại phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định. Trong ảnh: : Một nhà kho lưu trữ mẫu.
- Việc lưu giữ phải đảm bảo về tính an toàn: không bị rò rỉ, không bay hơi phát tán, không chảy tràn (kín), bên ngoài có dán nhãn cảnh báo theo đặc tính nguy hại của chất thải, để riêng biệt theo từng loại trong kho bãi.
Thu gom, đóng gói, dán nhãn
- Việc thu gom, đóng gói, dán nhãn là khâu có ý nghĩa, có tầm quan trọng đáng kể cho việc chọn lựa phương pháp xử lý phù hợp và đảm bảo an toàn trong lưu giữ, vận chuyển.
Thu gom:
- Đơn vị có phát thải chất thải nguy hại có trách nhiệm thu gom tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh để lưu giữ tạm, chờ đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tiếp nhận. Sau khi thu gom, cần thiết phải phân loại, sắp xếp và đặt riêng biệt các loại chất thải nguy hại trong kho, mỗi loại chất thải nguy hại được lưu giữ đều phải có bao bì lưu chứa và dán nhãn theo quy định.
Đóng gói:
- Chủ nguồn thải sẽ thực hiện việc đóng gói, lưu chứa chất thải nguy hại có phát sinh trong các bao bì đạt chất lượng theo yêu cầu. Việc lựa chọn bao bì lưu giữ chất thải nguy hại cần chú ý hai vấn đề then chốt: sự tương thích hóa học và giá cả của vật liệu. Sự lựa chọn vật liệu phải được thực hiện một cách cẩn thận tùy theo từng ứng dụng cụ thể, trong đó lưu ý đến sự biến động về hóa học, nhiệt độ lưu giữ và áp suất. Các yếu tố khác cần được cân nhắc như điều kiện áp suất thường, điều kiện khí hậu (đặc biệt chú ý đến khả năng bão lụt, động đất...).
Bao bì chứa chất thải nguy hại phải có chất lượng tốt, thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Về tính năng không bị ăn mòn, không tương tác hóa học với chất thải nguy hại cần lưu giữ, chịu được áp suất, nhiệt độ trong những trường hợp lưu giữ đặc biệt.
- Đảm bảo về độ bền do ma sát khi vận chuyển, có nắp đậy kín, không bị rò rỉ.
- Chất liệu phù hợp theo việc lưu chứa chất thải nguy hại các dạng lỏng, rắn, có tính chất hóa học khác nhau (các loại được sử dụng nhựa, thủy tinh, kim loại).
- Ví dụ: Axít thải, bazơ thải là chất thải nguy cơ có đặc tính ăn mòn, không thể lưu giữ chúng trong bao bì bằng kim loại. Nếu sử dụng bao bì bằng kim loại, theo thời gian kim loại sẽ bị ăn mòn, gây rạn nứt, rò rỉ và các axít, bazơ sẽ phân tán ra ngoài môi trường.
- Tuy nhiên, cũng tùy theo nồng độ (đặc, loãng) của axít mà sử dụng bao bì bằng các loại nhựa thích hợp. Chú ý rằng các loại nhựa PP, PE chỉ dùng cho axít yếu, không dùng để chứa các axít mạnh và đặc như H2SO4, HNO3, HF...
- Các vật liệu gang thép, thép không gỉ không nên dùng lưu trữ các axít yếu, loãng. Do các tương tác hóa học, hóa chất ăn mòn dần chất liệu của bao bì dẫn đến lưu giữ sẽ không an toàn.
- Đối với các dạng dung môi, dầu nhớt thải có thể sử dụng bao bì lưu chứa đa dạng hơn, thường bằng nhựa, kim loại nhưng phải đảm bảo các yếu tố khác như an toàn về độ kín, không rò rỉ, phù nề.
Trên thực tế, bao bì chứa chất thải nguy hại có thể là các dạng sau:
- Tận dụng ngay bao bì chứa nguyên liệu ban đầu (sau khi đã sử dụng xong) để lưu giữ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất.
- Ví dụ: Như trường hợp dầu nhớt bôi trơn thải có thể lưu chứa trong các thùng phuy dầu đã qua sử dụng, hay các dung môi, sơn, hóa chất cũng nên sử dụng lại bao bì ban đầu để lưu chứa, rồi chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý.
- Đối với một số trường hợp bao bì thường sử dụng bằng các dạng nhựa, cao su tổng hợp.
- Ngoài ra có thể tham khảo bảng dữ liệu an toàn của chất thải và quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo TCVN-5507 (năm 1991)... để lựa chọn vật liệu chứa cho phù hợp.